THƯ MỜI THAM DỰ KHÓA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
( 01/10/2021 )
“Bồi dưỡng nghiệp vụ bảo đảm tiền vay – Ứng phó với sự thay đổi của pháp luật”
Kình thưa: Các đồng nghiệp ngành ngân hàng!
Qua quá trình phối hợp với Công ty Luật BASICO nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm từ hoạt động tư vấn cho các tổ chức tín dụng, Công ty Cổ phần Đào tạo Nghiệp vụ Ngân hàng (SBankTraining) nhận thấy nghiệp vụ bảo đảm tiền vay của các ngân hàng sẽ cần thay đổi kịp thời do những tác động từ:
- Những quy định mới của Nghị định 21/2021/NĐ-CP ngày 19-03-2021 của Chính phủ quy định “Thi hành Bộ luật Dân sự về Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” có hiệu lực từ ngày 15-5-2021 (Nghị định 21);
- Những rủi ro từ việc xuất hiện nhiều căn cứ pháp luật làm cơ sở cho thiết kế mẫu biểu hợp đồng bảo đảm và quy trình bảo đảm sẽ hết hiệu lực, buộc phải thay đổi;
- Những rắc rối, bất cập và rủi ro cần phòng tránh trong quá trình áp dụng Nghị định 21 vào nghiệp vụ bảo đảm tiền vay của ngân hàng;
- Hàng loạt vấn đề pháp lý ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro nhận tài sản bảo đảm của ngành ngân hàng như cầm giữ tài sản, quyền hưởng dụng bất động sản, thỏa thuận quyền bề mặt về tài sản… Các quy định này nằm trong Bộ luật Dân sự 2015, Nghị định 21 và nhiều quy định pháp luật liên quan khiến cho ngân hàng cần nắm bắt và thay đổi cả quy trình nghiệp vụ bảo đảm của mình.
Từ lý do trên, SBankTraining phối hợp với BASICO triển khai Khóa đào tạo đặc biệt cho các tổ chức tín dụng với Chủ đề: “Bồi dưỡng nghiệp vụ bảo đảm tiền vay - Ứng phó với sự thay đổi của pháp luật”.
1. MỤC TIÊU KHÓA TẬP HUẤN:
1.1. |
Cập nhật những thay đổi của pháp luật tác động đến nghiệp vụ bảo đảm tiền vay; |
1.2. |
Giúp cán bộ ngân hàng hiểu rõ ràng và vận dụng hiệu quả từng quy định của Nghị định số 21 và các quy định pháp luật liên quan vào công tác giao dịch bảo đảm của ngành ngân hàng; |
1.3. |
Giúp cán bộ ngân hàng nắm vững các tác động mới của pháp luật, rủi ro pháp lý, giải pháp trong mọi vấn đề cơ bản của giao dịch bảo đảm và trong từng nhóm tài sản bảo đảm; |
1.4. |
Trang bị kinh nghiệm, kiến thức để cán bộ ngân hàng giúp ngân hàng của mình xây dựng hệ thống định chế, công cụ nghiệp vụ giao dịch bảo đảm hiệu quả hơn; |
1.5. |
Tránh những cạm bẫy pháp lý có thể gây hậu quả rủi ro cho ngân hàng nằm trong chính Nghị định số 21 và các quy định pháp luật liên quan. |
2. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
2.1. |
Thay đổi pháp luật, rủi ro pháp lý liên quan và giải pháp ứng phó trong những vấn đề chung của nghiệp vụ giao dịch bảo đảm: |
|
- Biện pháp bảo đảm;
- Tài sản bảo đảm;
- Giao kết giao dịch bảo đảm (xác lập, đăng ký, thay đổi, chuyển giao);
- Xử lý tài sản bảo đảm.
|
2.2. |
Thay đổi pháp luật, rủi ro pháp lý liên quan và giải pháp ứng phó trong quản lý từng nhóm tài sản bảo đảm: |
|
- Nhóm tài sản bảo đảm là bất động sản;
- Nhóm tài sản bảo đảm là hàng hóa thế chấp;
- Nhóm tài sản bảo đảm là quyền tài sản;
- Nhóm tài sản bảo đảm là phương tiện vận tải;
- Nhóm tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá;
- Nhóm tài sản bảo đảm liên quan đến bảo lãnh.
|
3. ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ:
Chuyên viên, quản lý, lãnh đạo tại Hội sở và Đơn vị kinh doanh của ngân hàng trong các bộ phận nghiệp vụ: Tín dụng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân, tái thẩm định phê duyệt tín dụng, sản phẩm tín dụng, định giá tài sản, hỗ trợ tín dụng, xử lý nợ.
4. GIẢNG VIÊN:
Luật sư Trần Minh Hải - Giám đốc Điều hành Công ty Luật BASICO, Chuyên gia pháp lý ngân hàng, người từng gắn bó với ngành ngân hàng Việt Nam trong các vai trò Giám đốc pháp chế, thành viên Hội đồng Quản trị của nhiều ngân hàng. Luật sư đã để lại dấu ấn đặc biệt trong quá trình tham gia tranh tụng trong hầu hết các vụ án lớn của ngành ngân hàng thời gian qua. Luật sư Trần Minh Hải đã có rất nhiều bài viết, nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng công bố trên các tờ báo chuyên ngành tài chính ngân hàng và là tác giả của loạt sách pháp lý tiêu biểu được ngành ngân hàng đón nhận gồm: Sách “Hiểu nghề giữ nghiệp 1” – “26 Bài học pháp lý nghề tín dụng”; Sách “Hiểu nghề giữ nghiệp 2” – “30 Bài học pháp lý dành cho nghề Teller ngân hàng”.
5. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TẬP HUẤN DỰ KIẾN:
Khóa tập huấn được tổ chức theo phương thức đào tạo trực tuyến trên nền tảng Zoom Meeting.
Thời gian 01 ngày – Thứ Bảy ngày 16-10-2021. Buổi sáng: từ 8:00 đến 11:00, Buổi chiều: từ 13:30 đến 16:30.
6. ĐĂNG KÝ THAM DỰ VÀ HỌC PHÍ:
6.1. |
Thông tin danh sách học viên đăng ký tham dự (theo mẫu tham khảo đính kèm) kính đề nghị Quý Ngân hàng gửi về Công ty Cổ phần Đào tạo Nghiệp vụ Ngân hàng (SBankTraining) theo một trong các phương thức:
- Gửi trực tiếp tại địa chỉ SBankTraining Hà Nội tại 286 phố Ngọc Thụy, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, TP Hà Nội;
- Gửi qua e-mail hoặc liên hệ qua điện thoại với đầu mối liên hệ của SBankTraining là: Ms Nguyễn Thị Ngọc Anh – Giám đốc Kinh doanh. Email: anhnn@sbanktraining.edu.vn. Mobile: 0903 463 254.
Thời hạn đăng ký trước ngày 15-10-2021.
|
6.2. |
Học phí ưu đãi áp dụng trong mùa dịch Covid-19 là 700.000 (Bảy trăm nghìn) đồng/người/khóa tập huấn. Mức học phí này đã bao gồm: 10% thuế GTGT.
Học phí được thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản của SBankTraining theo chi tiết sau:
- Tên tài khoản: Công ty Cổ phần Đào tạo Nghiệp vụ Ngân hàng.
- Số tài khoản: 088704060057783 tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Quận 4 TP Hồ Chí Minh.
|
6.3. |
Thời hạn thanh toán học phí và ưu đãi:
- Thời hạn thanh toán học phí chậm nhất vào ngày 15-10-2021;
- Chính sách ưu đãi giảm phí như sau:
- SBankTraining giảm 10% học phí cho mỗi học viên thanh toán học phí trước ngày 15-10-2021.
- SBankTraining giảm 10% học phí cho mỗi học viên nếu số lượng học viên Quý Ngân hàng đăng ký tham dự khóa học từ 9 người đến 30 người. Trường hợp Quý Ngân hàng thanh toán toàn bộ học phí trước ngày 15-10-2021, áp dụng giảm thêm 10% học phí cho mỗi học viên.
- SBankTraining giảm 20% học phí cho mỗi học viên nếu số lượng học viên Quý Ngân hàng đăng ký tham dự khóa học từ 31 người trở lên. Trường hợp Quý Ngân hàng thanh toán toàn bộ học phí trước ngày 15-10-2021, áp dụng giảm thêm 10% học phí cho mỗi học viên.
- Nếu học viên đã đăng ký không thể tham gia được khoá đào tạo, Quý Ngân hàng thông báo cho SBankTraining chậm nhất vào ngày 15-10-2021. Trong trường hợp đó, các khoản học phí đã thanh toán sẽ không được hoàn lại, nhưng sẽ được bảo lưu cho khoá đào tạo tiếp theo. Tuỳ vào học phí của khoá đào tạo tiếp theo, học viên có thể phải nộp bổ sung hoặc được bảo lưu tiếp phần còn dư.
|
Xin trân trọng cảm ơn Quý Ngân Hàng!
ĐẠI DIỆN CÔNG TY
GIÁM ĐỐC KINH DOANH
NGUYỄN THỊ NGỌC ANH